Lohha 52 Trần Đăng Ninh - Cầu Giấy - Hà Nội: 04 3991 3883

Công ty TNHH Thực Phẩm Chức Năng LOHHA

Thứ Ba, 10 tháng 9, 2013

Phân biệt hội chứng ruột kích thích và viêm ruột.

Hội chứng ruột kích thích (Irritable Bowel Symdrom- IBS) và bệnh viêm ruột được chia làm 2 bệnh chính: bệnh Crohn và bệnh viêm đại tràng mạn tính (Inflammatory Bowel Disease- IBD).
Hai nhóm bệnh này có các triệu chứng khá tương đồng như:đau bụng,nôn, thay đổi số lần đi đại tiện… và chúng rất dễ nhầm lẫn trong lâm sàng cũng như trong điều trị.
Hội chứng ruột kích thích (IBS) hay còn gọi bằng các cái tên khác như: viêm đại tràng co thắt,  rối loạn tiêu hóa chức năng, bệnh tiêu chảy do thần kinh… những rối loạn về tiêu hóa do IBS gây nên không do một nguyên nhân do tổn thương thực thể gây nên mà thường do các nguyên nhân do tâm lý, chế độ ăn, thuốc…Triệu chứng của IBS như: đau bụng (thường là đau nửa dưới của bụng), chướng hơi, tiêu chảy hay táo bón hoặc xen lẫn cả hai… Nhưng IBS không bao giờ đi ngoài phân đen và đi ngoài ra máu.
Viêm ruột(IBD) là tình trạng viêm nhiễm hệ thống ống tiêu hóa mạn tính.gồm 2 bệnh chính: bệnh Crohn và bệnh viêm đại tràng mạn tính.
Bệnh Crohn là bệnh mạn tính ở ruột gây viêm và loét. Nó có thể xảy ra bất kỳ ở vị trí nào của ruột non, dạ dày,thực quản,mà đa số xuất phát từ hồi tràng( đoạn cuối của ruột non). Bệnh Crohn ảnh hưởng đến toàn bộ chiều dày của ống tiêu hóa, điều này giải thích tại sao bệnh được phát hiện khi ống tiêu hóa bị thủng hoặc gây nên áp xe.
Triệu chứng của bệnh Crohn phụ thuộc rất nhiều vào vị trí bị viêm của đường ống tiêu hóa.Nhưng nhìn chung nó thường biểu hiện: tiêu chảy mạn tính, đau bụng âm ỉ, gầy sút cân, sốt, có thể sờ thấy u cục( thường ở phía bên phải ổ bụng).
Viêm loét đại tràng mạn tính là bệnh lý của đại tràng mà không có liên quan gì tới ruột non, dạ dày, hay thực quản. Nó chỉ ảnh hưởng đến phần niêm mạc của đại tràng có thể liên tục hoặc gián đoạn.
Triệu chứng chính của viêm loét đại tràng mạn tính là: tiêu chảy, sau đó đi ngoài lẫn máu. Ở các trường hợp nặng hơn thì có sốt, đau bụng,đi ngoài ra máu số lượng nhiều.
Để phân biệt IBD và IBS thì lâm sàng quan tâm tới tiền sử liên quan đến những rối loạn tiêu hóa của bạn, những triệu chứng mang tính chất do tổn thương thực thể như: sốt, đi ngoài ra máu, đi ngoài phân đen.

Và quan trọng nhất là xét nghiệm cận lâm sàng để có những bằng chứng về tổn thương thực thể của đường ống tiêu hóa như: nội soi, nội soi sinh thiết, xét nghiệm phân, CT. Trong một số trường hợp các bác sĩ sử dụng liệu pháp kháng sinh để phân biệt IBS và IBD. Trên hết tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán bệnh viêm ruột là giải phẫu bệnh đánh giá tình trạng viêm được phân loại: nhẹ, trung bình hay nặng dựa vào sự xâm nhập của tế bào viêm.

Giải pháp cho bệnh hội chứng ruột dễ kích thích

Hội chứng ruột dễ kích thích là các rối loạn tiêu hóa thường gặp, hay tái phát, có tính chất mạn tính như đau bụng, đầy hơi, rối loạn đại tiện, không rõ nguyên nhân, không tìm thấy dấu hiệu tổn thương về mặt cấu trúc giải phẫu cũng như các dấu hiệu bệnh lý về sinh hóa học và được coi như là rối loạn thuộc về chức năng của ruột. Tuy nhiên, hội chứng ruột kích thích lại để lại những lo lắng và ảnh hưởng nặng nề tới cuộc sống của người bệnh.
Trệu chứng lâm sàng chủ yếu là rối loạn đại tiện và đau bụng.
- Rối loạn đại tiện: bao gồm phân lỏng, lị, táo bón, hoặc táo bón xen kẽ đi lỏng , trướng bụng, đầy hơi, phân lỏng hoặc sống, không thanh khuân, có nhầy. Khi táo bón thì phân vón cục, cứng bọc nhiều nhầy đặc, thỉnh thoảng có đợt giả lỏng, phân vẫn vón cục nhưng lẫn với nhiều nước. Người bệnh có cảm giác đầy hơi, trướng bụng, sôi ruột và thấy có những khối cứng ở bụng, thường các khối di chuyển vị trí hoặc biến mất sau đại tiện. Người bệnh có cảm giác đại tiện chưa hết phân, còn buồn mót nên phải đi nhiều lần.
- Đau bụng: Đau quặn bụng thường là về sáng trước khi tỉnh dậy hoặc sau bữa ăn sáng, kèm buồn nôn, có khi đau quặn như mót ỉa, muốn đại tiện, đại tiện xong đỡ đau.
Các triệu chứng trên đây thường phối hợp với nhau, ít khi đứng riêng một mình và còn kết hợp với các triệu chứng khác ngoài tiêu hóa như: hồi hộp, đánh trống ngực, cảm giác ngạt thở, nhức đầu mất ngủ, kém trí nhớ, dễ bị kích động, dễ xúc cảm, hội chứng suy nhược thần kinh về thể xác, tâm thần và cả về sinh dục.
Tràng phục linh Plus (nhãn đỏ) ra đời đem lại niềm hy vọng mới cho những người bị hội chứng ruột kích thích, viêm đại tràng co thắt . Với thành phần mới 5 HTP giúp giảm lo lắng, căng thẳng (nguyên nhân chính khiến bệnh diễn tiến nặng) kết hợp với Immune Gamma ® và những thảo dược từ tự nhiên khác giúp tăng cường miễn dịch, cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột, hồi phục niêm mạc đại tràng nhằm tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa.
Thành phần:
- ImmuneGamma ……………………………………………100mg
- Cao Bạch Truật ……………………………………………200mg
- Cao Bạch Phục Linh ……………………………………….50mg
- Cao Bạch Thược …………………………………………..50mg
- Cao Hoàng Bá …………………………………………….. 50mg
- 5-HTP ……………………………………………………….. 3mg
Cơ chế tác dụng:
ImmuneGamma® : là chế phẩm điều biến miễn dịch, được chiết tách từ thành vách tế bào vi khuẩn Lactobacillus fermentum, có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch toàn thân, cân bằng hệ vi sinh đường ruột và nhiều công dụng quý khác cho cơ thể con người, đặc biệt hiệu quả cao trong hỗ trợ điều trị viêm đại tràng.
- Bạch truật (Atractylodes macrocephal Koidz.) có vị ngọt, tính đắng, hơi ôn, vào hai kinh Tỳ và Vị. Bạch truật có tác dụng bổ tỳ, kiện vị, chỉ tả (cầm đi ngoài), bổ máu. Bạch truật có tác dụng chống viêm, chống loét các cơ quan đường tiêu hoá và thường được dùng điều trị các chứng bệnh đau dạ dày, bụng trướng đầy, nôn mửa, ăn chậm tiêu, tiêu chảy, phân sống, viêm ruột mạn tính.
- Bạch phục linh hay Phục linh (Poria cocos Wolf.) là loại nấm ký sinh trên cây thông, được coi là phần tinh túy nhất của cây thông trên mặt đất, có tác dụng ức chế sự phát triển của các vi khuẩn. Y học Trung Hoa thường dùng Phục linh để tăng cường miễn dịch, làm thuốc bổ chữa suy nhược, chóng mặt, lợi tiểu, bụng đầy chướng, tiêu chảy, tỳ hư.
- Bạch thược: có tác dụng kháng khuẩn trên Shigella, vibrio cholera, Staphylococcus, Salmonella,…Hoạt chất paeoniflorin có trong bạch thược có tác dụng anticholinergic biểu hiện là tác dụng chống co thắt, chống tiêu chảy, ngoài ra còn có tác dụng giảm đau do vậy Bạch thược có tác dụng tốt cho các hội chứng rột dễ kích thích và các bệnh về đại tràng nói chung. Và trong dân gian Bạch thược được dùng để chữa bệnh tiêu chảy, tả, lỵ. Bạch thược được sử dụng rất nhiều trong các chế phẩm thảo dược dùng để điều trị hội chứng ruột dễ kích thích.
Hoàng bá(Phellodendron amurense Rupr.), họ cam-Rutaceae. Bộ phận dùng là vỏ thân, vỏ cành đã cạo bỏ lớp bần. Thành phần chủ yếu trong Hoàng bá là các Alkaloid như berberin, palmatin,…Hoàng bá có tác dụng kháng khuẩn đối với nhiều vi khuẩn gram âm và gram dương như Staphylococcus aureus, streptococcus hemolyticus, bacillus anthracis,…Dịch chiết và nước sắc từ Hoàng bá có tác dụng ức chế một số nấm gây bệnh ngoài da và có tác dụng kháng trùng roi, lỵ, thổ tả, Salmonella. Trong y học cổ truyền, Hoàng bá được dùng chữa nhiệt lỵ, tiêu chảy, chữa tiêu hóa kém, bệnh do khuẩn ở ruột do vậy Hoàng bá có tác dụng tốt cho các bệnh viêm ở hệ tiêu hóa do nhiễm khuẩn như viêm đại tràng cấp và mạn tính.
5-HTP(5-hydroxytryptophan): Là một hợp chất hóa học có trong cơ thể con người và được tạo thành từ tryptophan(là acid amin thu được từ thực phẩm, nó là một acid amin thiết yếu được tạo thành từ con đường thực phẩm). Sau khi tryptophan chuyển thành 5-HTP và từ 5-HTP sẽ chuyển thành serotonin( còn gọi là 5-HT). Nói cách khác 5-HTP là tiền chất tạo ra Serotonin. Serotonin có trong hệ thần kinh trung ương là 5%, 95% ở trong ống tiêu hóa. Serotonin liên quan chặt chẽ đến giấc ngủ, trạng thái tâm thần, trầm cảm, lo âu. Serotonin có vai trò quan trọng trong việc bài tiết đường ruột , chức năng vận động của đường ruột. Sự thiếu hụt Serotonin làm tăng tính dễ tổn thương của hệ tiêu hóa, táo bón, hội chứng ruột dễ kích thích. Việc bổ sung 5-THP giúp tăng lượng Serotonin và do đó có ảnh hưởng tốt đối với hội chứng ruột dễ kích thích. Ngoài ra, bản thân 5-THP cũng có hiệu quả trong việc điều trị các rối loạn trầm cảm, lo âu và căng thẳng thần kinh, có tác dụng an thần, giảm kích thích do vậy cũng có tác dụng tích cực đối với hội chứng ruột kích thích( các cảm giác căng thẳng, stress kích thích gây co thắt đại tràng ở những người bị hội chứng ruột dễ kích thích).
Công dụng:
- Giúp cân bằng hệ vi khuẩn có ích đường ruột, tăng sức đề kháng, tái tại niêm mạc
đại tràng và tăng cường sức khỏe tiêu hóa.
- Giúp giảm các cảm giác căng thẳng, stress kích thích( hay còn gọi là viêm đại tràng
kích thích, viêm đại tràng co thắt, rối loạn thần kinh).
Cách dùng
- Hỗ trợ điều trị: 4 viên/ ngày; chia 2 lần.
- Nên uống trước bữa ăn 30 phút hoặc sau khi ăn 1 giờ.
- Nên sử dụng liên tục một đợt từ 3 – 6 tháng để có kết quả tốt nhất.
Quy cách:   2 vỉ x 10 viên nén.
SĐK: 7775/2012/YT-CNTC
Bảo quản: Để nơi khô mát, tránh ánh sáng trực tiếp
Nhà sản xuất: Công ty Tư vấn Y dược Quốc tế IMC

Xuất xứ: Việt Nam
Liên hệ để được tư vấn và giao hàng tận nơi: 0936 185 995


Chẩn đoán hội chứng ruột kích thích

1. Dựa vào triệu chứng lâm sàng
Gây ra rối loạn chức năng của hệ tiêu hóa, gây ra các triệu chứng lâm sàng trên toàn bộ ống tiêu hóa. Trong đó:
§  Phần trên ống tiêu hóa: Xảy ra hội chứng trào ngược dạ dày – thực quản, chứng khó tiêu, đầy chướng bụng
§  Phần dưới ống tiêu hóa: Chủ yếu gây ra các triệu chứng ở đại tràng (táo bón chức năng, ỉa chảy chức năng). Hiện tượng này còn được gọi là đại tràng co thắt, đại tràng kích thích hoặc rối loạn chức năng đại tràng.
2. Dựa vào tiêu chuẩn Rome II
Hội chứng ruột kích thích được chẩn đoán dựa theo tiêu chẩn Rome II. Hội nghị tiêu hóa quốc tế được tổ chức tại Rome năm 1999 đã đưa tiêu chẩn đó với nội dung như sau:
Hiện tượng đau bụng, có cảm giác khó chịu ở bụng kéo dài 12 tuần hoặc trong 12 tháng trước đó có thể không liên tục kèm theo thay đổi số lần đi đại tiện, hình dạng khuôn phân bị thay đổi, sau khi đại tiện các triệu chứng giảm đi.
Ngoài những triệu chứng trên có thể gặp thêm những triệu chứng không đặc hiệu nhưng gợi ý giúp bác sĩ chuẩn đoán bệnh:
§  Đi đại tiện nhiều lần trong ngày (>3 lần/ngày)
§  Phân thay đổi lúc lỏng, cứng, nhão
§  Cảm giác mót rặn
§  Bụng căng trướng, tức nặng bụng
§  Phân nhầy mũi nhưng không xuất hiện máu
Những triệu chứng không đặc hiệu trên thay đổi theo thời gian, phụ thuộc vào chế độ ăn uống. Nếu thực đơn ăn uống không phù hợp có thể gây ra các triệu chứng rối loạn ngay lập tức, vì vậy chế độ ăn kiêng hợp lý là phương pháp hữu hiệu để giảm triệu chứng của hội chứng ruột kích thích.
Triệu chứng cơ năng của hội chứng còn chia làm 2 loại:
§  Triệu chứng về tiêu hóa, biểu hiện chính là đau bụng, chướng hơi, rối loạn đại tiện, rối loạn phân
§  Các triệu chứng ngoài ống tiêu hóa phụ thuộc vào thời gian bệnh kéo dài: Đau đầu, mất ngủ, lo lắng, stress.
3. Dựa vào triệu chứng cận lâm sàng
§  Xét nghiệm máu bình thường.
§  Xét nghiệm phân và cấy phân tìm vi khuẩn bình thường.
§  Sinh thiết, xét nghiệm mô bệnh học đại tràng bình thường.
§  Chụp X – quang khung đại tràng, bình thường hoặc có rối loạn co bóp nhu động.
§  Nội soi đại trực tràng bình thường.
Thông qua việc thăm khám có thể giúp chúng ta phát hiện ra một số triệu chứng báo động về bệnh của mình, đồng thời chẩn đoán phân biệt với hội chứng ruột kích thích.
Một số triệu chứng báo động như sau:
§  Chán ăn, sụt cân.
§  Thiếu máu.
§  Sốt, tăng bạch cầu, tốc độ máu lắng tăng.
§  Đại tiện phân có nhầy máu.
§  Phân nhỏ dẹt thường xuyên.
§  Các triệu chứng rối loạn phân mới xảy ra ở người lớn hơn 40 tuổi.
§  Tiền sử gia đình có người bị ung thư đại tràng.



Hội chứng ruột kích thích là gì?


Ngày nay hội chứng ruột kích thích là bệnh lý rất hay gặp.ở phương Tây chiếm tới 30%- 50% trong tổng số các bệnh nhân đến khám vì các vấn đề liên quan đến tiêu hóa. ở việt nam với việc thay đổi đời sống xã hội và làm việc trong môi trường căng thẳng thì  ngày càng có nhiều trường hợp bị Hội chứng ruột kích thích.
Hội chứng ruột kích thích là một rối loạn có đặc điểm thay đổi thói quen đi cầu, kèm theo đau bụng mà không có bệnh lý thực thể. Vì đây là một rối loạn không có căn nguyên thực thể do vậy việc chẩn đoán bênh chủ yếu dựa vào lâm sàng mà không có các xét nghiệm cận lâm sàng nào thực sự hiệu quả. Do vậy việc chẩn đoán hội chứng ruột kích thích dựa vào một số tiêu chuẩn sau:1. Có cảm giác khó chịu vùng bụng kéo dài lặp đi lặp lại nhiều lần kéo dài ít nhất 3 tháng (có liên quan tới số lần đi cầu và thay đổi độ đặc của phân khi đi đại tiện).
2. Có 2 hay nhiều hơn những dấu hiệu sau đây chiếm ít nhất 25% thờ i gian :
§  Thay đổi số lần đi cầu
§  Thay đổi hình dạng khối phân
§  Thay đổi khi tống phân
§  Phân có chất nhầy nhớt
§  Căng chướng bụng
Những triệu chứng ngoài ruột có thể đi kèm với hội chứng ruột kích thích: mệt mỏi, trầm cảm, lo âu, nhức đầu, đau lưng, tiểu khó, giao hợp đau hoặc bất lực, phì đại tiền liệt tuyến, ợ nóng, rối loạn tiêu hóa, chán ăn hoặc những triệu chứng khác.
Các xét nghiệm cận lâm sàng chỉ mang tính phân biệt với các bệnh lý thực thể.
Việc điều trị chủ yếu vẫn là điều trị triệu chứng.Theo các kết quả điều trị đã thu được thì không thể chữa khỏi hoàn toàn ở hầu hết các trường hợp.Do vậy mà điều trị  là điều trị triệu chứng phụ thuộc nhiều vào phán đoán thực tế và theo kinh nghiệm.

Để giúp chọn lựa biện pháp điều trị cụ thể, bệnh nhân nên ghi nhật ký ít nhất là 1 tuần về thời gian và mức độ nặng nhẹ của triệu chứng, hoạt động của ruột và những yếu tố đi kèm. Phương pháp này có thể giúp nhận ra những yếu tố làm bệnh nặng hơn như một vài loại thức ăn, sự không dung nạp lactose, những yếu tố gây Stress khác chưa được lưu ý đến trước đây và giúp xác định những triệu chứng ưu thế ( đau, tiêu chảy, táo bón ) để điều trị thuốc.