Lohha 52 Trần Đăng Ninh - Cầu Giấy - Hà Nội: 04 3991 3883

Công ty TNHH Thực Phẩm Chức Năng LOHHA

Thứ Ba, 27 tháng 8, 2013

Chấm Dứt Tiêu Chảy & Rối Loạn Tiêu Hóa


Đối tượng dùng: 
·         Trẻ đang trong giai đoạn điều trị bằng KHÁNG SINH
·         Trẻ tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, đặc biệt tiêu chảy do ROTA VIRUS, ngộ độc thức ăn
·         Trẻ loạn khuẩn ruột, sống phân, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa do dùng Kháng sinh hoặc hóa trị liệu
·         Trẻ biếng ăn, kém hấp thu
Công dụng:
Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị TIÊU CHẢY, RỐI LOẠN TIÊU HÓA ở trẻ do dùng KHÁNG SINH
·         Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa do nhiễm khuẩn, nhiễm virus (đặc biệt do Rota virus), ngộ độc thức ăn và các nguyên nhân khác
·         Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh lý kém hấp thu, biếng ăn, chậm lớn ở trẻ em
·         Phục hồi hệ vi khuẩn có ích ở đường ruột bị suy giảm do dùng kháng sinh hoặc hóa trị liệu 
·         Bổ sung kẽm tái tạo và phục hồi niêm mạc ruột bị tổn thương, cho đường tiêu hóa khỏe mạnh, hấp thu tốt hơn
Thành phần: 
Mỗi ống 10ml hỗn dịch uống có chứa:
Bào tử kháng đa kháng sinh Bacillus clausii :               1 TỶ BÀO TỬ
(Nguyên liệu bào tử nhập khẩu từ NHẬT BẢN)
Kẽm gluconat:                                                                       5 mg

Cơ chế tác dụng:
Bào tử kháng đa kháng sinh Bacillus clausii: Bacillus clausii có khả năng tạo bào tử bền vững, không bị phân hủy bởi acid của dịch vị dạ dày như các loại men vi sinh sống thông thường khác, tới ruột nảy mầm thành vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa ngay cả khi có mặt các kháng sinh như ampicillin, cephalosporin, erythromycin, lincomycin và chloramphenicol... 
Hơn nữa, Bacillus clausii có khả năng sản xuất một số enzyme (như protease giúp tiêu hóa đạm) và vitamin đặc biệt vitamin nhóm B cũng góp phần bổ sung vitamin và enzyme thiếu hụt do việc dùng kháng sinh và hoá trị liệu. 
Việc uống đủ một lượng nhất định bào tử sống sẽ giúp tạo ra hệ vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa, cung cấp thêm chất dinh dưỡng. Bacillus clausii là vi khuẩn tuyệt đối an toàn nên sẽ không sản sinh bất cứ độc tố hay chất nào gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người sử dụng. 
Kẽm gluconat: Kẽm có vai trò quan trọng trong việc tăng cường chức năng miễn dịch, hồi phục biểu mô ruột. Trong khi đó, phần lớn trẻ em tại các nước đang phát triển thường thiếu kẽm. Điều tra của Viện dinh dưỡng quốc gia cho biết, trẻ em nước ta có tỷ lệ thiếu kẽm khá cao 30 - 40%. Theo đó, việc bổ sung kẽm là cần thiết.
Tiêu chảy kéo dài làm mất đi một lượng kẽm đáng kể. Việc giảm kẽm trong cơ thể làm chậm quá trình tái tạo và phục hồi về cấu tạo và chức năng tế bào niêm mạc ruột dẫn đến kéo dài thời gian tiêu chảy. Vì vậy việc bổ sung kẽm có khả năng làm giảm tiêu chảy ở người tiêu chảy kéo dài.
Cách dùng: 
- Nên uống trước bữa ăn 30 phút hoặc sau ăn 1h.
- Người lớn: 2-3 ống/ngày; trẻ em: 1-2 ống/ngày; trẻ nhũ nhi: 1-2 ống/ngày hoặc theo tư vấn thầy thuốc.
- Uống Biomycare cách nhau khoảng 3-4 giờ, uống trực tiếp hoặc hoà hỗn dịch trong ống với nước đường, sữa hoặc nước cam.
- Lắc kỹ ống Biomycare trước khi uống.
- Khi đang điều trị thuốc kháng sinh, nên uống Biomycare xen kẽ giữa các lần dùng kháng sinh.
Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Bảo quản: Nơi khô, nhiệt độ dưới 30 độ C.
Qui cách đóng gói: Hộp 2 vỉ x 5 ống 10ml hỗn dịch uống 
Thời hạn sử dụng: 02 năm kể từ ngày sản xuất. 
Ngày sản xuất và hạn sử dụng ghi ở trên nhãn sản phẩm.




Bạn đã biết cách phòng bệnh ỉa chảy chưa?


Mùa nắng nóng là điều kiên để các loại vi khuẩn gây tiêu chảy phát triển mạnh. Do đó cần có những biện pháp tích cực để phòng ngừa căn bệnh này. Dưới đây là một số khuyến cáo giúp ngăn ngừa và phòng bệnh ỉa chảy:
§  Ăn chín uống sôi, sử dụng thực phẩm an toàn
§  Rửa tay thường xuyên, đặc biệt là sau mỗi lần sử dụng phương tiện công cộng
§  Nếu áp dụng chế độ ăn kiêng nên tập để cho cơ thể quen dần để tránh hiện tượng đột ngột, đặc biệt với chế độ ăn có các loại rau quả, trái cây, ngũ cốc và các loại sản phẩm từ sữa
§  Không nên sử dụng thực phẩm đã bị rơi xuống đất
§  Rửa các loại trái cây và rau quả thật sạch, đồ ăn như thịt… phải được nấu chín

§  Tránh các loại thực phẩm có chất sorbitol, một loại chất được tìm thấy trong các thực phẩm ăn kiêng.

Nguyên nhân gây bệnh ỉa chảy

Bệnh ỉa chảy(tiêu chảy) là bệnh phổ biến xuất hiện trong cuộc sống hàng ngày. Trẻ em do hệ thống miễn dịch còn yếu nên là đối tượng dễ bị tấn công. Bệnh gây ra hiện tượng mất nước trầm trọng và làm cơ thể mệt mỏi. Để hiểu rõ hơn về chứng bệnh này, mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây.
Bệnh ỉa chảy là gì?
Ỉa chảy (tiêu chảy) chỉ số lần đại tiện tăng lên, mỗi ngày trên 3 lần. Phân loãng như nước, có khi còn lẫn những chất không bình thường như thức ăn chưa tiêu hóa, niêm dịch, máu mủ.
Trẻ em là đối tượng thường xuyên được chứng bệnh này “ghé thăm”. Do sự phân bố nước trong cơ thể trẻ em khác với người lớn nên khi trẻ bị tiêu chảy rất dễ dẫn đến rối loạn nước và chất điện giải, mất nước, kali thấp, natri thấp và canxi thấp. Nếu bệnh trở nên nặng mà không bổ sung nước kịp thời khiến dung lượng máu trong cơ thể giảm thấp dẫn đến choáng, có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Hiện tượng tiêu chảy kéo dài có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu chất dinh dưỡng của trẻ khiến cơ thể gầy gò, ốm yếu, sức đề kháng thấp, dễ bị nhiễm trùng và ảnh hưởng đến sự phát triển sau này của trẻ. Đối với người lớn, làm cơ thể mệt mỏi làm việc kém hiệu quả và ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.
Phân loại bệnh ỉa chảy
1. Căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh
Chia ra làm 2 loại:
§  Nhiễm trùng
§  Không nhiễm trùng
Bệnh ỉa chảy do nhiễm trùng còn được gọi là viêm ruột do trực khuẩn đại tràng, lỵ trực tràng, viêm ruột do virus, viêm ruột dạng nấm. Nhiễm trùng ngoài ruột như nhiễm trùng đường hô hấp, viêm phổi, nhiễm trùng da và các loại bệnh nhiễm trùng khác đều có thể kèm theo hiện tượng ỉa chảy.
Bệnh ỉa chảy không nhiễm trùng còn gọi là tiêu hóa kém hoặc tiêu chảy đơn thuần, thường bị khi sử dụng đường  sữa, thời tiết thay đổi đột ngột và lạnh ở vùng bụng.
2. Căn cứ vào tình hình bệnh
Chia ra tiêu chảy thành 3 dạng:
§  Dạng nhẹ
§  Dạng vừa
§  Dạng nặng
Bệnh ỉa chảy ở dạng nhẹ thì mỗi ngày đi đại tiên dưới 10 lần, số lượng phân mỗi lần dưới 10ml/kg trọng lượng cơ thể, không xảy ra tình trạng mất nước và ngộ độc.
Bệnh ỉa chảy ở dạng vừa: Mỗi ngày từ 10 – 20 lần, số phân đi mỗi lần trên 20 ml/kg trọng lượng cơ thể, mất nước nặng kèm theo triệu chứng ngộ độc rõ.
Ngoài ra, bệnh ỉa chảy còn được phân loại theo thời gian mắc bệnh ( cấp hay mãn tính), cơ chế bệnh hay đặc điểm của phân (nước, chất béo hay máu)…
Triệu chứng nặng của bệnh ỉa chảy
Tuy bệnh ỉa chảy không nghiêm trọng và người bệnh có thể tự hồi phục nhưng nếu có những triệu chứng nặng thì cần đến những cơ sở y tế để được điều trị kịp thời. Dưới đây là những trường hợp nên đến gặp bác sĩ:
§  Tiêu chảy hơn 3 ngày
§  Có cảm giác đau bụng và đau ruột dữ dội
§  Nhiệt độ cơ thể trên 38 độ C
§  Ỉa chảy có máu trong phân hoặc phân có màu hắc ín
§  Dấu hiệu mất nước
Nguyên nhân gây bệnh ỉa chảy (tiêu chảy)
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra chứng bệnh này, một số nguyên nhân phổ biến là nhiễm vi khuẩn, nhiễm trùng, ký sinh trùng, thuốc men, và rối loạn đường ruột.
Vi rút
Đây cũng là nguyên nhân phổ biến gây bệnh. Trường hợp này còn được biết đến như là viêm dạ dày ruột do virus (viral gastroenteritis). Những loại vi rút gây ỉa chảy thông thường là:
§  Rotavirus (thường là nguyên nhân tiêu chảy ở trẻ em)
§  Adenovirus
§  Caliciviruses
§  Astrovirus
Vi trùng
Những loại vi trùng dưới đây có thể là nguyên nhân gây bệnh:
§  Staphylococcus aureus ( S. aureus ), thường  nhiễm các loại thịt đã qua xứ lí công nghệ và các loại bánh làm bằng sữa.
§  Clostridium perfringens, nhiễm các thực phẩm được hâm ấm.
§  Bacillus cereus, thường lây nhiễm  qua gạo và đậu, kể cả giá sống.
§  Salmonella nhiễm vào trứng gà, trứng vịt và gia cầm. Sốt thương hàn thường do nhiễm trùng Salmonella typhi .
§  Shigella là thủ phạm của bệnh tiêu chảy thường được phát hiện trong các nhà giữa trẻ, các làng ở nông thôn.
§  Escherichia coli ( E. coli )  nhiễm trong thịt chưa nấu chín
§  Campylobacter jejuni nhiễm chim, gà, vịt.
§  Yersinia enterocolitica  nhiễm trùng này thường xảy ra khi ăn thịt và sữa bị nhiễm trùng.
§  Vibrio parahaemolyticus một loại nhiễm trùng thường do ăn đồ biển sống, nhất là hàu.
§  Vibrio cholerae là vi trùng/khuẩn gây bệnh tả, thường hay thấy ở các nước đang phát triển, và là hệ quả của nguồn nước bị ô nhiễm.
Ký sinh trùng
Ký sinh trùng có thể vào cơ thể chúng ta qua nhiều con đường khác nhau, từ thức ăn hay nước uống để đi vào hệ tiêu hóa. Những ký sinh trùng sau đây có thể gây bệnh ỉa chảy:
§  Giardia lamblia gây ô nhiễm nguồn nướcvà là nguyên nhân phổ biến của bệnh tiêu chảy ở người đồng tính luyến ái.
§  Entamoeba histolytica lan truyền qua đường nước hay thực phẩm bị nhiễm phân người, nhưng cũng có thể do trực tiếp tiếp xúc qua tay dơ bẩn kể cả quan hệ tình dục.
§  Cryptosporidium lan truyền qua thực phẩm.  Nguy cơ thường cao hơn ở trẻ em hơn là người lớn.  Các loại rau sống trộn (salad) trồng bằng phân bón cũng là một nguồn lây truyền kí sinh trùng này.  Vi trùng sống trong nước nên cũng có thể lây lan.
Thuốc men
Một số loại thuốc dưới đây có thể gây ra hiện tượng tiêu chảy:
§  Thuốc trụ sinh
§  Thuốc chống cao huyết áp
§  Nhuận tràng
§  Antacids chứa magnesium.
Ngòai ra sử dụng rượu, cà phê, trà, kẹo chewing gum không đường và bạc hà cũng có thể gây tiêu chảy
Bệnh

Tâm trạng buồn phiền, lo lắng, stress, các bệnh truyền nhiễm liên quan tới sex, viêm tai,… cũng có thể là nguyên nhân gây ra chứng bệnh này.

Thứ Bảy, 10 tháng 8, 2013

Bị đau dạ dày không nên ăn gì?

Trong chế độ ăn hàng ngày của người đau dạ dày cần tránh những thực phẩm có độ axit cao, thực phẩm lạnh và đồ chưa được nấu chín.
Người đau dạ dày không nên để đói, đồng thời không được ăn quá no. Cần ăn nhiều bữa trong ngày, mỗi bữa cách nhau từ 2 – 3 giờ. Khi chế biến thức ăn cần nghiền, xay, băm nhỏ, nấu nhừ, tăng cường luộc, hấp và hạn chế chiên, xào.
Khoai sọ hầm nhừ rất tốt cho người đau dạ dày
Những thực phẩm mà người bị đau dạ dày nên ăn như: cháo, cơm nát, bánh mì, bánh quy, cơm nếp, bánh chưng, khoai tây, khoai sọ (luộc chín hoặc hầm nhừ dưới dạng xúp); thịt cá nghiền nát, hấp hoặc om; sữa bò hộp, sữa bò tươi, sữa bột, bơ, pho mát; đường, bánh, mứt, mật ong, kem, thạch, chè, nước lọc, nước khoáng...
Những thực phẩm mà người bị đau dạ dày nên tránh bao gồm:
Thức ăn nhiều chất béo
Những người bị đau dạ dày nên hạn chế các loại thực phẩm chiên. Các loại thực phẩm này luôn chứa nhiều chất béo. Nếu bạn đang gặp rắc rối bởi tình trạng viêm đường ruột, đau dạ dày, thực phẩm chiên có thể gây tiêu chảy.
Người đau dạ dày không nên ăn nhiều socola
Kem cũng là thực phẩm bạn nên tránh vào mùa hè nếu đau dạ dày. Hàm lượng chất béo trong kem rất cao. Điều này rất nguy hiểm cho những người bị bệnh dạ dày và đường ruột. Đau bụng có thể dễ dàng gây ra.
Socola cũng được xếp vào danh sách thực phẩm nhiều chất béo. Đối với những người đau dạ dày nên kiểm soát lượng sô cô la vì nếu ăn quá nhiều sô cô la có thể thể gây ra hiện tượng chảy ngược của dịch vị trong dạ dày.
Thực phẩm cay nóng
Các gia vị và thực phẩm cay nóng không tốt cho người đau dạ dày ví dụ như ớt. Ớt tốt cho tiêu hóa đối với người bình thường, nhưng trong ớt có chứa một alcaloit có vị rất cay và nóng, nó sẽ khiến bệnh đau dạ dày nặng thêm. Vì vậy người đau dạ dày không nên ăn ớt.
Thực phẩm có tính axit
Nước cam, chanh có thể gây tiêu chảy đối với bệnh chân bị dạ dày
Những thức ăn có độ axit cao như các loại hoa quả chua, cà muối, dưa muối, giấm, mẻ đều không tốt cho dạ dày. Hai thực phẩm rất tốt cho người bình thường nhưng lại không tốt cho người bị đau dạ dày là nước cam và quả đào. Nước cam ép có tính axit có thể làm nhiễu loạn đường tiêu hóa và kích thích các dây thần kinh nhạy cảm. Nếu người đau dạ dày uống nước cam, đường tiêu hóa có chứa nhiều axit, có thể gây đau bụng. Bên cạnh đó, nước chanh cũng có thể gây tiêu chảy ở các bệnh nhân bị bệnh đường ruột, đau dạ dày.
Thực phẩm có tính kích thích như trà và cà phê
Trong cà phê có chứa nhiều cafein là một chất kích thích, người đau dạ dày không nên dùng. Đối với người bình thường, trà xanh rất tốt cho sức khỏe, nhưng lại có hại đối với người bị đau dạ dày, làm cho cơn đau dạ dày tăng lên. Đặc biệt không nên uống chè xanh đặc vào lúc đói.
Thực phẩm chiên
Người bị đau dạ dày nên hạn chế các loại thực phẩm chiên
Những người bị đau dạ dày nên hạn chế các loại thực phẩm chiên. Các loại thực phẩm này luôn chứa nhiều chất béo. Nếu bạn đang gặp rắc rối bởi tình trạng viêm đường ruột, đau dạ dày, thực phẩm chiên có thể gây tiêu chảy.
Hành tây chưa nấu chín
Hành tây có chứa các chất dinh dưỡng phong phú, giúp bảo vệ tim cho cơ thể con người. Tuy nhiên, lượng hành tây sống cũng có thể gây đau bụng. Bạn nên nấu chín hành tây để loại bỏ một số chất độc hại.
Súp lơ xanh và cải bắp sống

Súp lơ xanh và bắp cải là những loại rau có chứa nhiều chất xơ, có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, nó lại dễ sinh ra nhiều khí gây đầy bụng khi bạn ăn sống hai loại rau này. Vì vậy, cách tốt nhất đối với người đau dạ dày là phải nấu chín súp lơ xanh và bắp cải trước khi ăn.

Chế độ ăn uống cho người bị bệnh dạ dày

Bệnh đau dạ dày có liên quan tới chế độ ăn uống, do đó việc ăn uống đối với người mắc căn bệnh này cũng quan trọng như việc chữ trị bệnh của các bác sỹ.
Vậy, rốt cuộc nên ăn đồ gì và không nên ăn đồ gì? Dưới đây là 11 quy tắc ăn uống cho người bị bệnh dạ dày.
1. Ăn ít các thực phẩm chiên rán
Do các loại đồ ăn này không dễ tiêu hóa nên có thể làm gia tăng gánh nặng cho đường tiêu hóa. Ăn nhiều có thể khiến máu nhiễm mỡ, không tốt cho sức khỏe.
2. Ăn ít các thực phẩm ngâm muối
Trong các thực phẩm này chứa muối nên cũng làm cho dạ dày “vất vả” hơn trong khâu xử lý. Hơn nữa, chúng còn chứa một số chất gây ung thư nên bạn càng không nên ăn.
3. Hạn chế đồ sống, lạnh và thực phẩm kích thích
Đồ ăn sống, lạnh và kích thích mạnh có tác dụng kích thích khá mạnh đối với niêm mạc đường tiêu hóa, nhất là niêm mạc dạ dày nên dễ gây tiêu chảy hoặc viêm dạ dày.
4. Ăn uống điều độ
Nghiên cứu cho thấy, ăn uống điều độ đúng giờ, có định lượng sẽ hình thành phản xạ có điều kiện, hỗ trợ bài tiết tuyến tiêu hóa, có lợi cho tiêu hóa.
5. Đúng giờ, định lượng
Bạn cần ăn đầy đủ 3 bữa/ngày và ăn đúng giờ, cho dù đói hay không đói. Tuyệt đối không được để dạ dày quá đói hoặc quá no vì khi đó các axit trong dạ dày sẽ tiết ra, gây ảnh hưởng đến hoạt động tiêu hóa.
6. Ăn chậm rãi để giảm bớt gánh nặng cho dạ dày
Khi bạn nhai kỹ, nước bọt cũng sẽ tiết ra nhiều hơn. Điều này rất có lợi cho việc bảo vệ niêm mạc dạ dày.
7. Chọn giờ uống nước
Thời điểm uống nước tốt nhất là lúc ngủ dậy vào sáng sớm và một giờ trước khi ăn. Uống nước ngay sau bữa ăn sẽ làm loãng dịch vị dạ dày, càng dễ gây ra chứng đau dạ dày. Uống quá nhiều nước canh cũng sẽ ảnh hưởng tới việc tiêu hóa thức ăn trong và sau bữa ăn.
8. Chú ý phòng lạnh
Vùng bụng sau khi bị lạnh sẽ khiến chức năng dạ dày kém đi. Vì vậy, những người bị bệnh dạ dày càng nên chú ý giữ ấm vùng bụng, đừng để nhiễm lạnh.
9. Tránh các chất kích thích
Không hút thuốc, bởi vì hút thuốc khiến mạch máu ở bụng bị co lại, ảnh hưởng tới việc cung cấp máu cho tế bào thành dạ dày, khiến sức đề kháng của niêm mạc dà dày giảm. Bạn cũng nên uống ít rượu, ăn ít các món cay như ớt, hạt tiêu… để bảo vệ dạ dày hoạt động tốt nhất có thể.
10. Bổ sung vitamin C

Vitamin C có tác dụng bảo vệ dạ dày nếu tiêu thụ trong mức cho phép. Duy trì hàm lượng vitamin C bình thường trong dịch dạ dày có thể phát huy hiệu quả chức năng của dạ dày, bảo vệ bụng và tăng cường sức đề kháng cho dạ dày. Bạn nên bổ sung vitamin C từ các loại rau củ quả.


Tinh nghệ có tác dụng như thế nào?


Tác dụng của nghệ
Nghệ có hoạt tính chống viêm cấp tính và viêm mạn tính . Đó là những tác dụng điển hình của thuốc chống viêm. Tinh dầu nghệ có hoạt tính chống viêm khớp thực nghiệm. Curcumin và các dẫn chất là những hoạt chất của nghệ. Cơ chế chống viêm có thể do tác dụng loại trừ các gốc tự do có vai trò quan trọng trong quá trình viêm.
Nghệ có hoạt tính chống loét dạ dày và chống rối loạn tiêu hóa. Cao chiết từ nghệ làm giảm tiết dịch vị, tăng lượng chất nhầy trong dịch vị, bảo vệ niêm mạch dạ dày tá tràng, chống thương tổn loét gây bởi thắt môn vị và bởi stress do cầm giữ, nhịn đói và do tác dụng phụ của một số thuốc. Nghệ kích thích sản sinh chất nhầy ở thành dạ dày. Curcumin ức chế sự tạo khí trong ruột.
Tinh dầu và một số thành hóa học của nghệ có tác dụng ức chế nhiều loài vi khuẩn và nấm gây bệnh trong đó có trực khuẩn lao, các trực khuẩn lỵ, phế cầu khuẩn, trực khuẩn thương hàn, trực khuẩn coli, nấm candida albicans. Cao chiết từ nghệ có tác dụng ức chế lỵ amip. Dịch chiết từ lá nghệ diệt ấu trùng muỗi.
Nghệ đen có tốt hơn nghệ vàng ?
Khi nói đến nghệ thì chúng ta nghĩ ngay đến màu vàng sậm, và vì vậy, người Việt Nam chúng ta mới có câu “vàng như nghệ”. Thế nhưng gần đây có một số người đã hỏi chúng tôi về sự hiệu nghiệm của nghệ trắng và nghệ đen bởi vì họ đã nghe những lời đồn đại là nghệ màu trắng hay màu đen còn có công hiệu cao hơn cả nghệ màu vàng. Theo như chúng tôi được biết, hàng ngàn cuộc nghiên cứu khoa học về nghệ khắp thế giới trên 50 năm qua đều chỉ dùng nghệ vàng mà thôi, chứ không có cuộc nghiên cứu nào dùng nghệ trắng hay nghệ đen cả. Vì vậy, nghệ trắng hay nghệ đen chỉ là một sự “thần thánh hóa” về nghệ mà thôi.
Ai phát minh ra thuốc nghệ ?
Câu trả lời là người Á Châu chúng ta, nhất là người Ấn Độ, bởi vì họ đã biết dùng nghệ để chữa bệnh hàng mấy ngàn năm qua rồi. Ngoài ra tinh chất củ nghệ cũng đã được bán tại các tiệm dược thảo của Mỹ trước khi người tị nạn đặt chân đến Hoa Kỳ (trước năm 1975)

Đặc tính nổi bật của Curcumin
-  Curcumin là chất huỷ diệt ung thư vào loại mạnh nhất theo cơ chế huỷ diệt từng bước các tế bào ác,trong khi đó các tế bào lành tính không hề bị ảnh huởng. Curcumin đã đuợc các nhà khoa học thế giới cho là chất tiêu biểu nhất cho thế hệ mới các chất chống ung thư vừa rất hiệu lực và vừa an toàn, không gây tác dụng phụ.
-  Curcumin có khả năng mạnh mẽ loại bỏ gốc tự do và các loại men gây ung thư có trong thức ăn nước uống ta dùng hàng ngày, bởi vậy Curcumin vừa giúp phòng ngừa vừa chống ung thư một cách tích cực.
-  Curcumin hỗ trợ hết sức đắc lực cho các bệnh nhân viêm gan, yếu gan, xơ gan cổ chướng, đau túi mật, viêm loét dạ dày, đại tràng, hành tá tràng, bệnh vàng da. Hoạt chất này có khả năng giải độc và bảo vệ gan, bảo vệ hồng cầu, hạ thấp mức Cholesterol máu và mỡ máu, các bệnh tim mạch, các chứng viêm nhiễm cao….
-  Curcumin là một trong những chất chống viêm, chống oxy hoá điển hình. Nó là “người bạn đáng tin cậy” của các bệnh nhân suy giảm trí nhớ, lú lẫn, rối loạn hệ miễn dịch như viêm toàn thận, viêm đa khớp, thống phong(bệnh Gút), tiểu đường, viêm lõi cầu khớp, viêm màng bồ đào mắt, bệnh đa cơ cứng, loãng xương, khô cứng(mắt, âm đạo…), bệnh cứng bì, phân mỡ, vẩy nến, basedow, ngăn chặn béo phì.
-  Curcumin còn chứa các chất chiết phẩm đông – nam dựơc khác có tác dụng tăng cường khí huyết, rất tốt chophụ nữ sau khi sinh, con gái mỗi lần có kinh đau bụng, xoá bỏ tàn nhang, chống nám da, làm đẹp da, chống rụng tóc, tăng cừơng vẻ đẹp, sức lực và cả tuổi thọ, làm giảm đau, chống chán ăn…
-  Curcumin đã được Bộ Y Tế VN kiểm định và xác nhận là đạt tinh khiết trên 92% vượt mức yêu cầu của tiêu chuẩn quốc tế JECFA (90%), không chứa các tác nhân độc hại.
Cách phân biệt tinh bột nghệ và bột nghệ

* Về mùi vị: Tinh bột nghệ mùi không hắc, chỉ thoang thoảng mùi nghệ, chỉ hơi đắng + Bột nghệ mùi hắc, đậm mùi nghệ, và đắng
* Về độ tơi mịn: Tinh bột nghệ bột cực mịn và tơi. + Bột nghệ ko mịn và tơi như tinh bột nghệ.
* Cách thử khi hòa vào nước: Tinh bột nghệ sẽ hòa đều vào trong nước khi uống chỉ còn 1 ít cặn như uống bột sắn.
* Cách thử khi đắp mặt: Sau khi đắp mặt, tinh bột nghệ sẽ bị rửa trôi ko để lại màu vàng trên da # Bột nghệ sẽ để lại màu vàng trên da.
Sự khác nhau giữa tinh bột nghệ và bột nghệ
Tinh bột nghệ được chiết xuất từ củ nghệ tươi nhưng không giống bột nghệ thông thường. Nó là tinh chất cao cấp được tinh chế từ củ nghệ. Trong đó nó có chứa chất curcumin có rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Bột nghệ thông thường ta chỉ cần phơi khô sau đó xay mịn. Nghệ trong dân gian là một vị thuốc có tính Ôn. Nhưng khi ta ăn nghệ hay sử dụng bột nghệ ta đều cảm thấy rất nóng, mặt hay nổi mụn và uống nhiều có thể gây ra hiện tượng vàng da. Còn tinh bột nghệ là tinh chất của nghệ đã được chiết xuất và qua nhiều khâu trưng cất tách nhựa và tinh dầu ta mới có được tinh bột nghệ với hàm lượng curcumin cao nhất mà không sợ bị phản ứng phụ. Vì tinh bột nghệ đã được loại bỏ hai nguyên nhân chính gây hại cho gan vì bản chất của nhựa và tinh dầu nghệ là rất nóng. Vì vậy khi ta chọn sử dụng tinh bột nghệ ta sẽ hấp thu được hết những tác dụng tốt nhất từ nghệ mà không bị những phản ứng phụ của nghệ gây hại đến sức khỏe.
Tác dụng của Tinh bột nghệ VinaMask ?
-  Hỗ trợ điều trị đau dạ dày
-  Phòng và hỗ trợ điều trị ung thư
-  Làm đẹp da cho phụ nữ sau sinh
Vì sao nên chọn Tinh bột nghệ VinaMask chứ không phải loại khác ?
Để có được sản phẩm Tinh bột nghệ tới tay người tiêu dùng , VinaMask đã phải nghiên cứu hơn 3 năm  trong đó có 01 năm các nhà nghiên cứu phải qua Mỹ xem các phòng nghiên cứu để làm sao cho việc chiết tách hoạt chất Curcumin đạt tỉ lệ cao nhất 100% . Và chuyến đi công tác đấy đã đem lại kết quả khá lớn , VinaMask đã chiết tách được hoạt chất Curcumin đạt tỉ lệ 92% . Để chiết tách được Curcumin đạt tỉ lệ 92% VinaMask phải đầu tư dây chuyền máy móc hiện tại , sử dụng công nghệ tiên tiến nhất nên giá thành tuy cao hơn so với các loại thông thường khác nhưng tác dụng , hiệu quả lại rõ ràng hơn hẳn . Vì thế dùng Tinh nghệ VinaMask với hiệu quả cao nhất sẽ tiết kiệm hơn so với những loại thường khác .
Dùng Tinh bột nghệ thế nào để có hiệu quả tốt nhất ?
Ngày dùng 3 lần , mỗi lần 2 thìa café hòa với mật ong hoặc nước lọc . Uống liên tục từ 3 – 6 tháng để cảm nhận sự khác biệt của cơ thể so với trước đây.