Lohha 52 Trần Đăng Ninh - Cầu Giấy - Hà Nội: 04 3991 3883

Công ty TNHH Thực Phẩm Chức Năng LOHHA

Thứ Hai, 29 tháng 12, 2014

Ngộ độc thực phẩm và biện pháp phòng tránh

     Ngộ độc thực phẩm hay còn được gọi tên thông dụng là ngộ độc thức, các biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi ăn, uống và cũng là hiện tượng người bị trúng độc, ngộ độc do ăn, uống phải những loại thực phẩm nhiễm khuẩn, nhiễm độc hoặc có chứa chất gây ngộ độc hoặc thức ăn bị biến chất, ôi thiu, có chất bảo quản, phụ gia... nó cũng có thể coi là bệnh truyền qua thực phẩm, là kết quả của việc ăn thực phẩm bị ô nhiễm. Người bị ngộ độc thực phẩm thường biểu hiện qua những triệu chứng lâm sàng như nôn mửa, tiêu chảy, chóng mặt, sốt, đau bụng....Ngộ độc thực phẩm không chỉ gây hại cho sức khỏe (có thể dẫn đến tử vong) mà còn khiến tinh thần con người mệt mỏi.
1. Nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa:
Nguyên nhân gây ngộ độc rất đa dạng nhưng có thể phân chia thành 4 nhóm chính sau:
* Ngộ độc thực phẩm do ký sinh trùng: Do vi khuẩn và độc tố của vi khuẩn; do virus; do ký sinh trùng; do nấm mốc và nấm men.
=> Để đề phòng dạng ngộ độc thực phẩm này nên chọn thực phẩm tươi, sạch; thực hiện ăn chín, uống chín; không để thức ăn sống lẫn với thức ăn chín; thức ăn đã nấu chín nên ăn ngay (trong 2 giờ đầu), phải được bảo quản đúng cách, đun kỹ trước khi sử dụng lại; không sử dụng thức ăn quá hạn, bị ôi thiu; rửa sạch tay trước khi chế biến, giữ vệ sinh trong quá trình chế biến; khám sức khỏe định kỳ….
Giữ vệ sinh 
* Ngộ độc thực phẩm do thức ăn bị biến chất, ôi thiu: Một số loại thực phẩm khi để lâu hoặc bị ôi thiu thường phát sinh ra các loại chất độc (dầu, mỡ dùng đi dùng lại nhiều lần…..). Các chất này thường không bị phá hủy hay giảm khả năng gây độc khi được đun sôi.
=> Biện pháp phòng ngừa hữu hiệu nhất là không sử dụng các loại thực phẩm để lâu ngày, thực phẩm đã có dấu hiệu thay đổi về mùi, màu sắc, hình dáng (vỏ đồ hộp…)… so với ban đầu.
* Ngộ độc do ăn phải thực phẩm có sẵn chất độc: Khi ăn phải các thực phẩm có sẵn chất độc rất có thể bị ngộ độc như cá nóc, cá cóc, mật cá trắm, nấm độc, khoai tây mọc mầm, một số loại quả đậu….
=> Cách phòng ngừa tốt nhất là không sử dụng các loại thực phẩm được khuyến cáo có khả năng chứa chất độc, các loại thực phẩm lạ.
* Ngộ độc thực phẩm do nhiễm các chất hóa học: Do ô nhiễm kim loại nặng (thực phẩm được nuôi trồng, chế biến tại các khu vực mà nguồn nước, đất bị ô nhiễm các loại kim loại nặng); do dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y; do phụ gia thực phẩm; do các chất phóng xạ.
=> Việc phòng ngừa dạng ngộ độc này rất phức tạp do các dấu hiệu nhận biết rất phức tạp và tiềm ẩn trong thực phẩm mà khó đánh giá, phát hiện bằng mắt thường. Biện pháp phòng ngừa hữu hiệu nhất là chọn mua các loại thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đọc kỹ các thông tin trên nhãn, thông tin liên quan đến thực phẩm; vệ sinh thực phẩm kỹ trước khi chế biến, nấu chín, mở vung khi đun nấu…
Ngoài ra cần kết hợp các biện pháp quản lý mang tính vĩ mô về quản lý và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú ý, các loại phụ gia thực phẩm, chất bảo quản….
2. Cách nhận biết một người bị ngộ độc thức ăn:
     Sau khi ăn hay uống một thực phẩm bị nhiễm độc (sau vài phút, vài giờ, thậm chí có thể sau một ngày), người bệnh đột ngột có những triệu chứng: buồn nôn và nôn ngay, có khi nôn cả ra máu, đau bụng, đi ngoài nhiều lần (phân nước, có thể lẫn máu), có thể không sốt hoặc sốt cao trên 38oC.
3. Cách sơ cứu khi bị ngộ độc thực phẩm:
- Loại bỏ nhanh chóng hết các chất độc trong cơ thể bằng cách cho bệnh nhân uống nước, tiếp theo là kích thích cơ học vào cổ họng bằng ngón tay chặn xuống lưỡi cho đến khi nôn được.
Lưu ý: Chỉ gây nôn khi bệnh nhân còn tỉnh, khi nôn vị trí đầu nằm nghiêng, trường hợp cần thiết lưu giữ lại ít thứ đã nôn ra để xét nghiệm.
- Trong trường hợp không nôn được, cho người bệnh uống than hoạt tính. Tác dụng của than hoạt tính là hút các chất độc ngăn  không cho chất độc thấm vào máu.
- Sau khi nôn hoặc đi ngoài nên cho bệnh nhân uống hết 1 lít nước pha với một gói orezol hoặc nếu không có sẵn gói orezol thì có thể pha 1/2 thìa cà phê muối cộng với 4 thìa cà phê đường trong 1 lít nước. 
- Trường hợp bị tiêu chảy không nên uống thuốc hãm lại, nên để bệnh nhân càng đi hết càng tốt.
Đối với bệnh nhân ngộ độc nhẹ sau khi nôn và đi ngoài thải hết chất độc sẽ bình phục, không nên ăn thức ăn cứng sau đó, mà nên cho ăn cháo nhẹ.
Đối với trường hợp sau khi sơ cứu chưa bình phục ngay và có hiện tượng tím tái, khó thở ….cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để rửa ruột và có những điều trị cần thiết.
Lựa chọn thực phẩm an toàn

Thực phẩm luôn có một ý nghĩa quan trọng đối với sức khỏe con người, sử dụng thực phẩm không hợp vệ sinh, không an toàn đều có thể bị ngộ độc. Hiểu rõ được nguyên nhân gây ngộ độc thức ăn và các biện pháp phòng tránh là vấn đề cần thiết để bảo vệ sức khỏe của bản thân, gia đình và mọi người trong xã hội./.



Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn: 
04 39913883 - 1900585815 - 0936 185995
Công ty TNHH Thực Phẩm Chức Năng Lohha.

Thứ Bảy, 20 tháng 12, 2014

Phòng tránh rối loạn tiêu hóa dịp cuối năm

Chuẩn bị chia tay năm 2014 để bước sang năm mới 2015, đây là thời điểm tuyệt vời để bạn rà soát lại các mục tiêu của mình mong muốn đạt được trong năm nay. Nhưng để đạt được những mục tiêu đó, bạn cần nhiều sức hơn để chạy nước rút hoàn thành các mục tiêu cuối cùng của mình và hàng tá áp lực đến từ công việc kinh doanh, gia đình, bạn bè, cuộc sống thường ngày, và cả những bữa ăn tất niên, tổng kết…  nên việc duy trì sức khỏe ở những ngày cuối năm là rất quan trọng. Chính vì điều đó mà các bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa sẽ xuất hiện nhiều hơn nếu bạn không chú ý đến chế độ ăn uống hằng ngày.
Bạn nên dành thời gian cho các bữa ăn, bạn sẽ tiêu hoá tốt hơn là việc bỏ bữa do quá bận rộn với công việc như thế sẽ làm cho cơ thể bạn thiếu các dưỡng chất cần thiết. Nhưng ăn quá nhiều, quá nhanh một lúc sẽ làm quá tải dạ dày.
Vậy phải ăn thế nào cho đúng?
- Tránh ăn quá vội vàng, đứng để ăn và ăn vào những giờ không đều đặn. Bạn nên ngồi ăn một cách thư thái, tận dụng bữa ăn để thư giãn và nên tôn trọng giờ các bữa ăn. Việc ăn đúng giờ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiết dịch vị và bữa ăn trở nên ngon miệng hơn.
- Không nên nuốt chửng. Bạn phải nhai đều thức ăn, như vậy bạn đã giảm một khối lượng công việc đáng kể cho dạ dày.
-  Dù bận đến đâu bạn cũng nên giữ 3 bữa ăn mỗi ngày, đặc biệt không được bỏ bữa sáng. Sau 1 đêm dài không ăn, dạ dày sẽ trống rỗng và buổi sáng ngủ dậy, hơn lúc nào hết bạn phải cung cấp thức ăn cho nó. Theo các bác sỹ, bạn nên dành ít nhất 15 phút cho bữa sáng.
-  Uống nhiều nước đều đặn mỗi ngày ngay cả mùa đông (1,5 lít nước/ngày).
- Tập thể thao hàng ngày. Việc luyện tập thể thao giúp bạn tiêu hao năng lượng và do đó sẽ thèm ăn. Bữa ăn sẽ trở nên ngon miệng hơn sau khi tập thể thao. Trong trường hợp hệ tiêu hóa của bạn không khỏe mạnh, hãy thận trọng với sức khoẻ của mình. Nếu những cơn đau bụng vẫn thường xuyên xuất hiện ngay cả khi bạn đã dành thời gian cho các bữa ăn. Hãy xem lại chế độ ăn và sức khoẻ của bạn.
Những điều này thật dễ làm phải không? nếu chúng ta có thời gian, nhưng không phải ai cũng thực hiện được trong thời điểm dịp cuối năm như thế này. Vậy phải làm gì để có sức khỏe tốt, các bạn có thể tham khảo một số sản phẩm sau để bảo vệ cho sức khỏe của mình nhé:  Colosol, Tràng Phục Linh, MultivitaminLiver clinz,...
Chúc các bạn có một sức khỏe tốt để hoàn thành mục tiêu của năm và chào đón một năm mới chàn gập niền vui và hạnh phúc.



Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và giao hàng tận nơi: 
0439913883 - 0936185995 - 1900585815

Thứ Tư, 17 tháng 12, 2014

Bảo vệ Gan dịp cuối năm

Bạn đã bao giờ trải qua những cơn đau đầu, đau bụng dữ dội hay cảm giác buồn nôn vào buổi sáng thức dậy sau khi chè chén lu bù? Đó là hậu quả thường thấy của việc uống quá nhiều rượu trong những bữa tiệc cuối năm.
Theo bác sỹ Lee Jung Kwon (Hàn Quốc), việc uống quá nhiều rượu gây viêm dạ dày và rối loạn chức năng tim, gan và não bộ. “Càng uống thường xuyên thì càng khó say rượu vì cơ thể đã quen với điều đó. Một vài nghiên cứu đã cho thấy khả năng gan “chịu đựng” được cồn tăng lên 30% nếu uống rượu liên tục trong 2 tuần. Và những người có khả năng kiểm soát bản thân tốt thì thường khó say hơn những người khác. Tuy nhiên, rượu vẫn làm ảnh hưởng đến các cơ quan trong cơ thể như người ít uống rượu”, BS Leeg cho biết.
Dưới đây là giải đáp của BS Lee về một số thắc mắc thường gặp về việc uống rượu và những hậu quả của việc uống không kiểm soát:

1. Tại sao chúng ta thường thấy đói và khát buổi sáng hôm sau?
Rượu can thiệp vào quá trình tổng hợp glucose, vì vậy nồng độ đường trong máu giảm xuống vào buổi sáng hôm sau. Ăn sáng sẽ giúp hồi phục lại đường huyết nhưng không nên ăn quá nhiều bởi nếu đường huyết tăng quá cao lại dẫn đến kết quả ngược.
Việc đi tiểu nhiều sau khi uống rượu gây ra cảm giác khát vào buổi sáng hôm sau. Mất chất khoáng và nước ảnh hưởng đến cơ thể. Uống nước lọc hoặc nước trái cây sẽ giúp phục hồi.
2. Làm sao để thoát khỏi cảm giác mệt mỏi sau cuộc chè chén?
Uống nước trái cây hoặc ăn súp cay là giải pháp hữu hiệu. Không nên uống cà phê bởi nó sẽ làm tăng cảm giác buồn tiểu, như vậy sẽ chỉ làm cho vấn đề tồi tệ hơn. Các bác sỹ khuyến cáo rằng không nên uống nhiều rượu hơn 3 lần 1 tuần.
Đồng thời họ cũng cho biết: “Ăn nhẹ trong khi uống rượu sẽ giúp gan bạn không phải làm việc quá sức để kiểm soát lượng cồn độc hại”. Trước khi uống rượu, hãy ăn nhiều đồ ăn nhất có thể nhưng ăn chậm rãi từ tốn. Cơ thể mất hơn một giờ đồng hồ để chuyển hoá xong một cốc rượu whisky.
Đừng uống những loại đồ uống tối màu - vodka hay rượu trắng sẽ tốt hơn bởi chúng chứa ít chất gây nghiện hơn trong khi rượu whisky ngô (bourbon), rượu whisky Scotland (scotch) hay rượu đỏ có nhiều chất gây nghiện, do đó sẽ gây cảm giác mệt mỏi hơn sau khi uống nhiều.
Đừng trộn các loại đồ uống với nhau - việc trộn bia, rượu whisky hay thậm chí là sôđa với nhau cũng sẽ làm cho dạ dày của bạn phải hoạt động nhiều hơn. Cố gắng ăn các thực phẩm có chứa vitamin C, chất này sẽ giúp cho gan bạn xử lý cồn tốt hơn.
Bên cạnh đó, đừng hút thuốc lá trong khi đang uống rượu bởi nó làm cơ thể mất oxy. Các bác sỹ cho biết hút thuốc trong khi uống rượu làm tăng khả năng bị bệnh ung thư lên 30 lần với ung thư thực quản và 10 lần đối với ung thư vòm họng.
Tiệc tùng cuối năm không thể tránh khỏi, để làm giảm tác hại của nồng độ cồn trong bia,rượu, đến chức năng của Gan cũng như sức khỏe, việc lựa chọn các sản phẩm bảo vệ sức khỏe đặc biệt là chức năng Gan là rất cần thiết.
HoveniaDucilis sẽ giúp bạn điều đó. Nước uống bổ gan, giải rượu, giải độc Hovenia Dulcis Thunberg được làm 100% từ tự nhiên giúp điều tiết sự chuyển hóa rượu etylic tránh những tác động có hại đối với cơ thể, tăng cường chức năng gan, tăng thải trừ các chất độc hại, phục hồi các nhu mô gan,  sử dụng lâu dài sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể.

Hovenia Ducilis tăng cường chức năng và bảo vệ gan


Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và giao hàng tận nơi: 
04 39913883 - 1900585815 - 0936185995


Thứ Ba, 2 tháng 12, 2014

Táo bón ở trẻ em.

Táo bón là một trong những triệu chứng rất phổ biến của bệnh lý hệ thống tiêu hoá và cũng là triệu chứng xuất hiện trong rất nhiều bệnh lý ở các cơ quan, bộ phận khác trong cơ thể. Tuy chỉ là triệu chứng nhỏ nhưng gây nhiều phiền toái cho bệnh nhân. Đặc biệt, táo bón xảy ra kéo dài ở trẻ em rất dễ dẫn tới các tổn thương thực thể của đại trực tràng nếu không được điều trị kịp thời.
Nhận biết trẻ bị táo bón thế nào?
Ở nhiều người, táo bón chỉ đơn thuần có nghĩa là ít đi đại tiện. Tuy nhiên, đối với một số người khác, táo bón có nghĩa là phân cứng, phân khô, đi đại tiện phải gắng sức rặn hay là cảm giác còn phân trong ruột sau khi đi đại tiện. Hiện nay, thống nhất định nghĩa táo bón theo tiêu chuẩn ROME II: Với trẻ em: đó là tình trạng phân cứng như đá cuội trong hầu hết các lần đi đại tiện trong tối thiểu hai tuần; không có các bệnh về nội tiết, biến dưỡng, cấu trúc…
Táo bón ở trẻ em
Chỉ thiếu nước và chất xơ mới gây táo bón ở trẻ?
Có rất nhiều nguyên nhân gây táo bón như sau: sốt cao, do dùng thuốc; do thói quen đi đại tiện không đều; do chế độ ăn nhiều đạm, ít chất xơ, do căng thẳng thần kinh, do tổn thương trong ống tiêu hóa… Tuy nhiên, táo bón ở trẻ thường do một vài nguyên nhân sau:
Chứng táo bón ở trẻ trong độ tuổi đi học thường do chế độ ăn không đủ nước và chất xơ. Những trẻ ăn chế độ ăn đặc biệt với thức ăn nhanh – giàu chất béo (thịt rán, sữa trứng khuấy sẵn) và đường (kẹo, nước ngọt nhiều đường) có thể bị táo bón thường xuyên hơn.
Nứt hậu môn là một nguyên nhân phổ biến khác. Thường thì chứng táo bón xuất hiện sau khi trẻ trải qua một thời gian viêm nhiễm, không khỏe. Trong khi bị ốm, bé thường không uống đủ lượng nước cần thiết khiến chất thải trở nên rắn và rất khó di chuyển. Những chất thải này sẽ gây xước hậu môn và là nguyên nhân gây ra bệnh nứt hậu môn.
Ở trẻ nhỏ, táo bón có thể xảy ra khi chuyển từ sữa mẹ sang dùng sữa bò hoặc từ thức ăn cho trẻ nhỏ sang thức ăn đặc.
Stress cũng có thể dẫn tới táo bón. Trẻ có thể bị táo bón khi chúng lo lắng về điều gì đó, chẳng hạn như khi trẻ bắt đầu đi học ở trường mới hoặc khi trẻ gặp vấn đề gì đó ở nhà.
Trẻ lười đi vệ sinh, thậm chí ngay cả khi trẻ có nhu cầu. Tuy nhiên, đây lại là một nguyên nhân ít được để ý đến.
Một số trẻ bị táo bón do mắc phải hội chứng ruột kích thích (IBS), có thể xảy ra khi trẻ bị stress hoặc khi trẻ ăn phải thức ăn nào đó, thường là thức ăn quá nhiều béo hoặc gia vị. Tuy nhiên, cũng cần chú ý trong một số trường hợp, táo bón kéo dài có thể là dấu hiệu của một bệnh lý thực thể nào đó như dài đại tràng, trĩ… Vì vậy, cần đưa trẻ đến bác sĩ để thăm khám nếu táo bón kéo dài.
Cha mẹ có thể chữa táo bón cho trẻ?
Đa số người cho rằng táo bón không phức tạp và đã coi nhẹ triệu chứng, tự mua thuốc nhuận tràng điều trị vì nghĩ rằng như thế là đủ. Tuy nhiên, nếu tình trạng đó kéo dài sẽ dẫn đến nhiều hậu quả như bị trĩ, sa niêm mạc trực tràng… Thói quen tốt nhất là nên đi khám bệnh để được tìm ra nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị đúng tránh tình trạng lạm dụng thuốc nhuận tràng cũng như các biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra. Bên cạnh đó, cha mẹ trẻ cũng có thể tham khảo các biện pháp sau để hỗ trợ điều trị táo bón cho trẻ tại nhà.
Tập cho trẻ có thói quen đi đại tiện đúng giờ, những ngày đầu chưa quen, trẻ không đại tiện được cũng không sao, cứ kiên trì, đúng giờ cho trẻ ngồi vào bô như vậy (khoảng 10-15 phút), nói chung khoảng vài tuần sau là có thể tạo thành thói quen phản xạ đi ngoài.
Tăng cường rau xanh trong bữa ăn của trẻ như rau cần, rau hẹ… kết hợp hoa quả như cam, bưởi, đặc biệt là chuối, cho trẻ ăn 1 – 2 quả chuối/ngày có thể đạt được hiệu quả của việc nhuận tràng, uống nước đun sôi để ấm. Ngoài ra có thể cho trẻ uống một chút nước mật ong vào sáng sớm, mỗi lần uống không ít hơn 60ml và pha bằng nước sôi.
Xoa bụng cho trẻ để giúp nhuận tràng: Cho trẻ nằm ngửa trên giường, người thao tác dùng phần gốc bàn tay phải của mình áp sát vào phần cơ bụng trẻ, từ bụng trên bên phải xoa sang bụng trên bên trái rồi xuống đến bụng dưới bên phải, cứ xoa xoay day đẩy như vậy. Sau lại tiến hành xoa xoay day đẩy theo chiều tuần tự ngược trở lại. Động tác xoa không nên làm nặng tay quá, mỗi lần xoa trong 10 phút, mỗi ngày xoa 2-3 lần cho đến khi nào trẻ thông đại tiện được, cũng nên tiếp tục xoa như thế trong vòng 1 – 2 tuần nữa để củng cố hiệu quả chữa trị.
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị táo bón, Nguyên nhân bị táo bón, Bé nhà bạn có bị táo bón không?

Liên hệ để được tư vấn: 04 3991 3883 - 1900585815 - 0936 185 995


Bệnh táo bón, bạn nên biết.

Táo bón là trạng thái đi tiêu phân khô cứng, buồn đi mà không đi được, phải rặn mạnh, thời gian đi tiêu lâu hoặc nhiều ngày mới đi tiêu, trong điều kiện ăn uống bình thường, người bệnh có thể dễ dàng nhận ra táo bón qua các biểu hiện như ít đi cầu, đau bụng, đau đầu và đặc biệt là khó nhọc khi đi nhà xí. Bệnh táo bón trên lâm sàng thấy rất nhiều, nhất là ở người già và người béo. Táo bón lâu ngày là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến bệnh trĩ
 Việt Nam, những năm gần đây, tình trạng táo bón trong giới thanh niên, đặc biệt là những người làm việc nơi công sở đang ngày càng tăng mạnh, số người bị táo bón ngày càng lớn. Nguyên nhân chủ yếu do áp lực công việc nặng nề, tâm lý căng thẳng quá mức, cộng thêm ít vận động, thể dục thể thao và phải ngồi lâu trong văn phòng.
Bệnh táo bón 
Triệu chứng chung của táo bón là khi quá 3 ngày chưa đại tiện hoặc đại tiện dưới 3 lần trong một tuần và có thể có từng cơn đau quặn bụng, phân rắn màu đen và hay vón cục. Muốn đại tiện được thì phải rặn mạnh đến nỗi có lúc bật cả máu tươi, ở một số người có biểu hiện là khi đại tiện rồi mà vẫn cứ cảm giác vẫn còn phân trong ruột. Tuy chỉ là triệu chứng nhỏ không ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống nhưng táo bón gây nhiều phiền toái cho bệnh nhân.

Chế độ ăn uống

-Nên ăn nhiều các thức ăn chứa nhiều chất xơ (xenlulose), như các loại rau  hoa quả tươi, các loại măng... Chất xơ không hòa tan (có trong rau cải, trái cây…) làm phân xốp, giảm rủi ro phát triển bệnh táo bón. Bổ sung nhiều rau, củ quả để tăng cường chất xơ do chất xơ trong thực phẩm làm khối lượng phân tăng lên đáng kể sẽ kích thích vận động đường ruột, lại có thể bảo lưu thủy phần, tránh phân quá khô.

- Nên ăn nho khô là loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ nên là món ăn công hiệu cho người bị táo bón. Nho khô có thể chữa táo bón cho trẻ em bằng phương pháp ép lấy nước cốt và cho trẻ uống tốt nhất vào buổi sáng để đi tiêu dễ dàng.
- Nên uống đủ nước uống 2 lít/ngày, giúp cho làm mềm phân.
- Ăn một số loại thức ăn có tác dụng nhuận tràng như mật ong, vừng, hạch đào, , sữa trâu, sữa bò...
- Khi đun nấu món ăn, có thể cho tăng một chút dầu ăn, như dầu đậu, dầu hạt cải, dầu vừng, dầu lạc...
- Ăn một số thức ăn chứa vitamin nhóm B một cách thích hợp, như các loại đậu, lương thực thô, khoai lang, khoai tây, đu đủ..., để thúc đẩy nhu động ruột. Một số loại hoa quả khác như củ cải, cải thảo, bầu  giá đỗ cũng giúp trị táo bón. Ngoài ra quả mơ cũng giúp trị táo bón.
- Kiêng các thức ăn loại kích thích như rượu mạnh, trà đặc, cà phê, hẹ, tỏi, ớt, ít ăn các thức ăn tanh mặn vị đậm.
- Uống một cốc sữa ấm trước khi đi ngủ. Điều này giúp cho cơ thể sẽ dễ dàng bài tiết ra những chất cặn bã để tiết ra bên ngoài vào sáng hôm sau. Trong trường hợp bị táo bón nặng, hãy hoà thêm 2 thìa cà phê thầu dầu vào trong cốc sữa.
- Uống 1 lít nứơc ấm và đi bộ khoảng vài phút ngay lập tức sau khi thức dậy vào buổi sáng. Mỗi ngày vào buổi sáng sớm khi tỉnh dậy, uống một cốc nước ấm lúc bụng đói.
- Uống nước chanh pha lẫn với nước ấm từ 2 - 3 lần/ngày. Ngoài ra nên ăn những loại thực phẩm dễ tiêu hoá.
- Ăn chuối tiêu một quả mỗi ngày ăn một lần.
- Chỉ ăn khi đói, không nên ăn thành nhiều bữa và mỗi bữa ăn nên cách nhau 4 tiếng. Không nên ăn quá nhiều loại thức ăn trong một bữa ăn.
- Nên hạn chế và tránh ăn những đồ ăn khô như đậu tương, lạc...

Chế độ sinh hoạt

-Luyện tập đều đặn. Việc luyện tập chính là phương thuốc hữu hiệu giúp phòng ngừa và điều trị bệnh táo bón.
- Ngủ đủ giấc. Thiếu ngủ cũng chính là một trong số những thủ phạm gây nên căn bệnh táo bón. Chính vì thế nếu không muốn bị chứng táo bón hoành hành mỗi ngày cần ngủ đủ giấc trong vòng khoảng 8 tiếng/ngày.
- Cần chú ý đi đại tiện kịp thời, không nên nhịn lâu để đề phòng táo bón.

Các sản phẩm tham khảo hỗ trợ điều trị táo bón: Vỏ hạt mã đề, Vegeplus, An Trĩ Vương.

Liên hệ để được tư vấn và giao hàng tận nơi: 
04 39913883 - 1900585815 - 0936 185995